Tình hình của ngành than hiện nay là việc sản lượng than nhập khẩu tăng mạnh. Điều này khiến cho thị trường than nội địa gặp phải nhiều vấn đề về đầu ra. Được biết, than đá là nguồn khoáng sản có trữ lớn tại nước ta, Việt Nam là một quốc gia có đứng đầu khu vực Đông Nam Á về sản lượng than. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố mà ngành than trong nước đang gặp nhiều khó khăn.
Than nhập khẩu tăng khiến thị trường than nội không tìm được đầu ra
Tính từ đầu năm đến thời điểm hiện tại, nước ta đã nhập 21.4 triệu tấn than đá chỉ riêng tại cảng Cẩm Phả. Cả năm 2019, cả nước chỉ nhập khoảng 16.3 triệu tấn, như vậy lượng than nhập khẩu năm 2020 vượt xa và sẽ tăng lên từ giờ đến cuối năm.
Bạn đang xem: Bức tranh tổng quan về ngành than nội địa hiện nay
Lượng nhập khẩu than đá là vậy, nhưng than nội địa đang lao đao và gặp không ít khó khăn trong vấn đề tìm đầu ra. Con số thống kê lượng than đá tồn đến tháng 11/2020 là khoảng 15 triệu tấn. Trong đó, năm 2019 chỉ tồn khoảng 8 triệu tấn. Các thông tin được tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam thông báo. Con số tồn này chưa bao gồm công ty Đông Bắc – một đơn vị kinh doanh than nội địa tại tỉnh Quảng Ninh. Hiện nay, công ty này cũng tồn khoảng 2.5 triệu tấn.
Nguyên nhân khiến tình tình than nội địa gặp khó khăn
Dịch Covid – 19 không chỉ đe dọa tính mạng, sức khỏe, gây ra nhiều vấn đề về xã hội. Mà ảnh hưởng nặng nề nhất chính là kinh tế, ngành than nội địa cũng không ngoại lệ. Các ngành về dịch vụ, đặc biệt du lịch bị hạn chế dẫn đến tiêu thụ điện năng giảm.
Thời tiết năm nay mưa nhiều ở các tỉnh miền Trung nên ưu tiên việc sử dụng điện năng từ nhà máy thủy điện.
xem thêm: Vai trò của than đá trong các ngành công nghiệp nhẹ
Nguyên nhân đáng quan tâm chính là về giá cả, giá của than nhập khẩu nhưng lại rẻ và số lượng dồi dào hơn than nội địa. Chính vì vậy, các doanh nghiệp đang có xu hướng nhập than từ các thị trường khác như Indonesia, Australia, Trung Quốc,..
Tuy nguồn than nội địa là rất lớn nhưng gặp phải nhiều vấn đề trong khai thác. Nguồn than lộ thiên hiện nay đã cạn kiện và hầu như ngừng khai thác. Than ở tầng sâu hơn thì khai thác càng trở nên khó khăn. Ngoài ra, địa tầng ở một số vùng khai thác than không được ổn định. Điều này ảnh hưởng đến tiến độ khai thác cũng như cơ giới hóa.
Các công ty kinh doanh than nội địa chưa cân bằng được nguồn nhân lực. Dẫn đến chi phí nhân công là quá lớn nên chưa đưa ra giá than tốt hơn so với giá than nhập khẩu.
Tình hình khai thác than nội địa hiện nay
Trên lãnh thổ nước ta, Quảng Ninh là vùng có sản lượng than lớn nhất nước. Tại đây có trữ lượng khoảng 3.6 tỷ tấn than phân bổ chủ yếu ở các khu vực: Hạ Long, Cẩm Phả và Uông Bí – Đông Triều. Nơi đây, mỗi năm cung cấp nguồn than nội địa với sản lượng từ 30 – 40 triệu tấn.
Trữ lượng than ở đây dồi dào, tuy nhiên ngành than nội địa đang gặp khó khăn trong một số vấn đề về khai thác như:
có thể bạn quan tâm: Thị trường than đá giá rẻ được chào đón tại Việt Nam
Hiện nay có nhiều doanh nghiệp khai thác không tốt làm lãng phí nguồn tài nguyên đất nước. Điều này cần chính sách quản lý của nhà nước hiệu quả hơn đối với các doanh nghiệp này. Cần nghiêm minh và chặt chẽ để kiểm soát các đơn vị khai thác trái phép nguồn than nội địa.
Quá trình khai thác chưa đảm bảo an toàn cho thợ đào mỏ. Nhiều đơn vị chưa được cấp giấy phép về an toàn lao động đã hoạt động khai thác. Vì vậy, nước ta đã có nhiều tai nạn đáng tiếc xảy ra trong quá trình khai thác.
Các doanh nghiệp thuê công nhân khai thác mỏ chưa đảm bảo được mức lương đáp ứng cuộc sống của họ. Chính vì vậy, công nhân ngành mỏ đang có xu hướng chuyển việc, điều này không giải quyết sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy về nguồn nhân lực.
Ngành khai thác than vốn dĩ cần một nguồn vốn ban đầu rất lớn, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp không đảm bảo được điều này. Chính vì vậy, nhiều công trình khai thác than bị gián đoạn, ảnh hưởng tiến độ cũng như hiệu suất lao động.
Vốn dĩ ngành than nội địa là một thế mạnh của nước ta. Nếu khai thác hiệu quả thì đây là một trong những ngành mang lại kinh tế cao cho đất nước. Hơn nữa, than đá có nhiều ứng dụng trong việc sản xuất và các khu công nghiệp trong nhiều lĩnh vực. Vì vậy cần quy hoạch và chính sách quản lý từ nhà nước nhằm cần bằng lại giá cả để khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam sử dụng than trong nước. Hạn chế được việc nhu cầu cao nhưng nguồn than nội địa không thể đáp ứng nhu cầu.
xem thêm: Than đá sẽ tồn tại trong bao lâu?