Diễn biến tình hình than nhập khẩu nước ta đến năm 2030

Ngành than Việt Nam hiện nay đang có xu hướng tăng mạnh sản lượng than nhập khẩu. Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan đến tháng 7/2020 nước đã nhập hơn 2.4 triệu tấn. So với thời điểm năm 2019, con số này tăng hơn 11 triệu tấn. Và theo dự đoán của các chuyên gia, Việt Nam sẽ còn nhập khẩu than với số lượng tăng hơn ở những năm tiếp theo.

Tổng quan thị trường than nhập khẩu những năm gần đây

Năm 2019 nước ta đã tiêu thụ sản lượng than đá nhập khẩu gần 43.8 triệu tấn. Con số này tăng so với năm 2018 là 91.5% về sản lượng nhập khẩu than đá. Đến tháng 7/2020, số lượng than đá nhập khẩu tăng 11 triệu tấn so với cùng kỳ năm 2019. Như vậy, có thể thấy, mỗi năm nước ta có xu hướng tăng sản lượng than đá nhập khẩu.

Bạn đang xem: Diễn biến tình hình than nhập khẩu nước ta đến năm 2030

Sở dĩ Việt Nam tiêu thụ số lượng lớn than đá nhập khẩu là chủ yếu làm nhiên liệu cho các ngành công nghiệp như:

  • Nhiên liệu sử dụng trong nhà máy nhiệt điện chiếm 64.1 triệu tấn.
  • Ngành sản xuất xi măng chiếm 6.2 triệu tấn.
  • Sản xuất các loại phân bón và hóa chất sử dụng 5 triệu tấn mỗi năm.
  • Công nghệ luyện kim, sản xuất thép chiếm 5.3 triệu tấn
  • Ngoài ra than đá còn ứng dụng trong nhiều ngành nghề khác và sử dụng ước tính 5.8 triệu tấn mỗi năm.

Nhu cầu sử dụng than của nước ta có xu hướng tăng cao, nhưng sản lượng khai thác nội địa chỉ từ 47 – 50 triệu tấn/ năm. Chính vì vậy, những năm gần đây việc sử dụng than nhập khẩu từ nhiều thị trường khác luôn là bài toán cho các doanh nghiệp. Tính đến thời điểm hiện tại năm 2020, nước ta đã phải nhập gần 40 triệu tấn than mới đáp ứng được nhu cầu sản xuất và làm nhiên liệu cho các khu công nghiệp.

có thể bạn quan tâm: Top 3 Nhà cung cấp than đá giá rẻ

Theo thống kê thì mỗi tháng nước ta tiêu thụ khoảng 5.2 triệu tấn. Như vậy, tiếp tục đà này Việt Nam sẽ nhập khẩu than lên đến 62 triệu tấn/ năm. Vượt xa dự kiến ban đầu, và theo quy hoạch thì con số này sẽ tăng lên ở những năm tới.

Việt Nam sử dụng than nhập khẩu từ các thị trường như: Australia, Indonesia và Liên Bang Nga. Trong đó Australia hiện là thị trường xuất khẩu than đá lớn nhất của Việt Nam với sản lượng hơn 10.8 triệu tấn. Indonesia xuất khẩu hơn 9.8 triệu tấn và Nga cung cấp gần 4.25 triệu tấn cho nước ta.

Dự kiến thị trường than nhập khẩu đến năm 2030

Nguyên nhân của việc nước ta sử dụng một lượng lớn than đá chính là phục vụ cho việc sản xuất nhiệt điện. Lượng khai thác than đá nội địa không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ, vì vậy Việt Nam phải sử dụng than nhập khẩu từ các thị trường khác. Không chỉ riêng ngành sản xuất nhiệt điện, các ngành như luyện kim, sản xuất thép, xi măng, công nghệ hóa lỏng cũng tiêu thụ một số lượng lớn than đá.

Trên thực tế, ngoài than đá thì khí hóa lỏng – LNG cũng phải nhập khẩu số lượng lớn ở những năm tiếp theo. Dựa trên những con số thực tế ở các năm, ước tính Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 60 triệu tấn than, 12 triệu tấn khí hóa lỏng đến năm 2030.

xem thêm: Đơn Vị Mua Bán Than Đá Nhập Khẩu Giá Tốt, Chất Lượng Nhất Hiện Nay

Điều này xuất phát từ việc nhu cầu cao về sử dụng điện thương phẩm của nước ta. Theo sự tính toán thì nước ta năm 2025 sẽ tiêu thị khoảng 337.5 tỷ kWh. Đến năm 2030 con số này tăng lên dự kiến đạt khoảng 478.1 tỷ kWh.

Hiện nay nước ta sử dụng năng lượng từ nhiệt điện là rất lớn, dự kiến công suất điện năm 2030 là 138.000 MW. Nguồn nhiệt điện từ than đá chiếm 27%, cao hơn so với các nguồn năng lượng khác như dầu, thủy điện, năng lượng điện gió, mặt trời,…

Những khó khăn sắp thời về việc sử dụng than nhập khẩu

Nhu cầu sử dụng than đá nhập khẩu nước ta ngày một tăng cao. Không chỉ riêng Việt Nam, mà các nước khu vực châu Á cũng có nhu cầu sử dụng than đá cao như vậy. Chính vì vậy, ngành than nhập khẩu chịu sự cạnh tranh lớn giữa các nước như Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ,…

Về giá than nhập khẩu cũng có nhiều biến động, có thể tăng bất thường bởi sự cạnh tranh rất gắt gao. Áp lực cho ngành điện là rất lớn bởi phải đảm bảo đủ điện năng cho nhu cầu sử dụng trong nước. Thế nhưng, nguồn nhiên liệu như than đá hay dầu khí nội địa lại không đáp ứng đủ. Bắt buộc ngành than phải có hướng giải quyết cả việc khai thác than nội địa. Đồng thời đưa ra biện pháp nhập khẩu than đá từ các nước khác.Có thể thấy, ngành than nhập khẩu đang gặp nhiều khó khăn từ sự cạnh tranh về thị trường nhập khẩu. Trong những năm tới càng khó khăn hơn nếu không đủ nguồn nhiên liệu phục vụ nhu cầu sử dụng và sản xuất các ngành công nghiệp.

xem thêm: Than đá được hình thành như thế nào? và phân loại than đá

Chia sẻ lên :

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn

Leave A Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*

Tin Tức Than Đá Nhập Khẩu

Kết Nối Với Nhà Nhập Khẩu Than Đá Song Long

Địa Chỉ
194 Lê Thánh Tông, TX Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu
liên lạc
0254 629 5777
long@nangluong.net.vn