Than đá là một dạng nhiên liệu hóa thạch, được hình thành trong khoảng 300 triệu năm. Than đá là một dạng năng lượng đã được phát triển và sử dụng phổ biến trong hàng nghìn năm nay. Nó đóng vai trò cực kỳ quan trọng với không chỉ ngành công nghiệp mà còn với xã hội. Vậy câu hỏi được đặt ra chính là liệu than đá có thể tồn tại trong bao lâu ?
Nguồn gốc của than đá
Trước hết hãy cùng tìm hiểu nguồn gốc của than đá. Than đá là một loại đá trầm tích có màu nâu đen hoặc đen có thể đốt cháy và thường xuất hiện trong các tầng đá gồm nhiều lớp hoặc lớp khoáng chất hay còn gọi là mạch mỏ. Than đá cũng chính là một dạng nhiên liệu hóa thạch, được hình thành từ thực vật bị chôn vùi trải qua các giai đoạn từ than bùn dần chuyển hóa thành than nâu, than bán bitum, than bitum hoàn chỉnh và cuối cùng là hình thành than đá.
Bạn đang xem: Than đá sẽ tồn tại trong bao lâu?
Phải mất hơn 300 triệu năm mới có thể hình thành than đá
Than đá chính là được tạo nên từ các chất không bay hơi chứa toàn cacbon. Phải mất đến hơn 300 triệu năm thì than đá mới được tạo thành, chính vì vậy để ước lượng được chính xác khoảng thời gian than đá tồn tại cũng không phải điều dễ dàng.
Than đá tồn tại ở nhiều dạng khác nhau
có thể bạn quan tâm: Công trình ý nghĩa của thợ mỏ Than Hà Lầm
Đơn giản mà nói, than đá hiện nay đang bị khai thác tận dụng triệt để với tốc độ chóng mặt do lợi ích kinh tế cũng như lợi ích sinh hoạt xã hội mà nó đem lại. Than đá bị chuyển hóa thành rất nhiều các dạng chất khác nhau với các hình dạng khác nhau.
Nếu than đá được khai thác sử dụng với mục đích làm chất đốt trong các ngành công nghiệp thì chúng sẽ được đưa vào các lò đốt hơi để làm chất đốt cho các ngành công nghiệp như ngành công nghiệp nhiệt điện, công nghiệp luyện kim, công nghiệp thực phẩm,… Chúng sẽ chuyển đổi từ chất rắn để chuyển thành chất khí; chúng chuyển đổi sang một dạng thức hoàn toàn mới. Chính vì vậy rất khó để nói chính xác than đá có thể tồn tại trong bao lâu?
Hay như một điển hình khác; than đá qua công nghệ khí hóa cũng biến đổi sang một hình dáng khác hoàn toàn. Việc khí hóa than có thể được sử dụng để sản xuất khí tổng hợp, hỗn hợp khí và khí hydro. Khí tổng hợp có thể chuyển đổi thành nhiên liệu vận chuyển như xăng hay dầu diesel ; hoặc chúng cũng có thể được chế tạo thành nhiên liệu xe cơ giới từ than đá và khí tự nhiên.
Công nghệ khí hóa từ than đá được ứng dụng nhiều
có thể bạn quan tâm: Top 3 quốc gia trên thế giới sử dụng nhiều than đá nhất
Tất cả các quá trình này sau khi sử dụng đều sẽ để lại tro than đá hoặc xỉ than đá. Chúng có thể được tiếp tục tận dụng để tận thu các oxit kim loại, trực tiếp sản xuất xi măng, làm phối liệu cho các nhà máy xi măng, làm phối liệu cho các gạch nung,… Chúng lại tiếp tục được chuyển đổi qua một hình hài mới, mang một tính chất mới do quá trình nung, đốt cũng như qua các phương pháp chuyển đổi khác. Tuy nhiên bản chất của những tro than đá hay xỉ than đá vẫn có thành phần chính là cacbon, chúng vẫn hoàn toàn tồn tại cho dù có trải qua nhiều năm hay nhiều quá trình chuyển đổi thì tính chất của chúng vẫn được giữ nguyên.
Muốn có xi măng thì không thể thiếu than đá
Còn nếu như những tro than đá, những xỉ than đá đó không được tận dụng, không được trải qua các quá trình khác nhau; chúng được quay trở về môi trường tự nhiên vậy thì chúng sẽ lại tiếp tục hình thành than đá mới. Chúng lại tiếp tục bị chôn vùi, tiếp tục phân hủy, tiếp tục bị đè nén , tiếp tục trong điều kiện thiếu oxi và trải qua thời gian dài địa chất. Các hợp chất hữu cơ bị chôn vùi bên dưới các lớp trầm tích nặng ; trong các điều kiện nhiệt độ và áp suất cao, các sinh vật hữu cơ bị biến đổi hóa học rồi lại tạo ra nguồn nhiên liệu hóa thạch : than đá mới. Như vậy ta có thể thấy được quá trình hình thành đến quá trình chuyển đổi và rồi lại hình thành thì than đá dường như là chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác mà thôi. Đương nhiên các quá trình này diễn ra rất lâu, có thể lên đến vài trăm triệu năm và cũng giống như một vòng tuần hoàn không dứt.
Việc hình thành than đá như một vòng tuần hoàn
Vậy là sau bài viết này hẳn là bạn cũng đã có thể tự lý giải được câu hỏi: “Than đá tồn tại trong bao lâu?” rồi, phải không nào? Mong rằng bài viết này đã đem lại nhiều điều bổ ích và thú vị cho bạn đọc.
có thể bạn quan tâm: Các Loại Than Đá Nhập Khẩu Tại Việt Nam