Lượng khai thác cũng như tiêu thụ than đá luôn tăng với cấp số nhân trong những năm trở lại đây. Nhiều nước đã bỏ ra những khoản tiền không nhỏ để đầu tư vào than đá, mặc cho những ảnh hưởng tiêu cực mà than đá mang lại cho không chỉ môi trường mà cả con người. Liệu trong số các nước trên thế giới hiện nay, đâu là những nước đổ mạnh vốn đầu tư vào than đá, nước nào đang có xu hướng giảm vốn đầu tư ? Nguyên nhân để vốn đầu tư than đá ngày càng tăng là gì ? Nếu bạn muốn tìm hiểu những điều này thì hãy để chúng tôi giới thiệu ngay bây giờ cho bạn thông qua bài viết về vốn đầu tư vào than đá này.
Xu hướng đầu tư vào than đá của các nước trên thế giới hiện nay:
Do tác động từ khí thải vào môi trường của than đá khi đốt nên dường như than đá không được ưa chuộng nhiều ở các nước châu Âu. Thực tế đang cho thấy rằng, những nước châu Âu phụ thuộc vào than đá để phục hồi cũng như phát triển kinh tế thì phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, dẫn tới nguy cơ biến đổi khí hậu ngày càng cao. Nhiều chuyên gia môi trường hàng đầu thế giới còn lên tiếng chỉ trích thẳng những nước sản xuất than đá lớn như Ba Lan hay Đức vẫn tiếp tục khai thác và đốt than trong các nhà máy nhiệt điện.
Bạn đang xem: Vốn đầu tư vào than đá hiện nay
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã yêu cầu chấm dứt trợ cấp tài chính cho ngành khai thác than đá. Dưới sức ép của dư luận nhiều hãng công nghiệp châu Âu đang phải từ bỏ dần lĩnh vực này. Thay vì đổ vốn đầu tư cho than đá thì các nước này lại tăng cường và chú trọng hơn vào năng lượng tái tạo. Đặc biệt là Mỹ và cả châu Âu đang dần quay lưng lại với các nhà máy nhiệt điện than đá.
có thể bạn quan tâm: Ứng dụng của than đá trong kinh tế
Do ảnh hưởng đến môi trường nên vốn đầu tư vào than đá bị giảm mạnh ở các nước châu Âu
Tuy nhiên các nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương lại có nguồn vốn đầu tư từ trong nước lẫn nước ngoài tăng chóng mặt. Đa phần do lượng than đá tồn tại trong tự nhiên quá dồi dào, giá thành rẻ nhiệt lượng cao , chính vì vậy than đá vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các nước này. Từ thập niên 90 của thế kỷ XX, việc tìm ra những mỏ than lớn ở Trung Quốc đã giúp nước này đứng đầu thế giới về khai thác than, vượt trên cả Hoa Kỳ. Hơn nữa trong những năm trở lại đây, do ảnh hưởng đến chất lượng không khí nặng nề ở Trung Quốc ( Bắc Kinh ) nên Trung Quốc ngày càng có xu hướng rót đầu tư mạnh vào nền công nghiệp than đá ở các nước khác, từ đó cũng thu về một nguồn lợi không nhỏ. Trung Quốc đang giảm công suất điện than ở trong nước đồng thời chuyển vốn và công nghệ sang các nước khác, trong đó có Việt Nam.
Ở Việt Nam nói riêng, việc sử dụng than nhập khẩu dài hạn và đặc biệt là mở rộng đầu tư ra nước ngoài vẫn là một trong những chiếc lược mới cho ngành than 2020. Chính sách này hiện đang được Chính phủ rất ủng hộ, trong vòng 3 năm trở lại đây, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đã thực hiện thành công việc định hướng cho ngành than Việt Nam, một trong số đó là đầu tư khai thác than ở nước ngoài, cụ thể là một số quốc gia như Indonesia và Australia, từ đó hướng tới các thị trường Nga, Nam Phi và một số thị trường khác như Mông Cổ, CHDCND Triều Tiên, Hoa Kỳ, Colombia…
Xu hướng đầu tư vào than đá vẫn giữ tình trạng này trong tương lai ?
có thể bạn quan tâm: Thị Trường Than Nhập Khẩu Sôi Động Tại Việt Nam
Câu trả lời là không. Việc đầu tư khai thác sản xuất than đá ở nhiều nước châu Âu hiện đang giảm mạnh, tuy nhiên việc đầu tư vào công nghệ chuyển đổi than đá để vẫn có thể ứng dụng chúng thì không. Hiện nay có rất nhiều công nghệ tiên tiến trên thế giới nhằm mục đích vừa có thể tiếp tục khai thác sử dụng than đá lại vừa đảm bảo cho chất lượng cho môi trường đã và đang được thử nghiệm ở nhiều nơi trên thế giới.
Công nghệ nâng cấp than đá lại được đổ nhiều nguồn đầu tư ở các nước châu Âu
Nói một ví dụ điển hình là than đá tinh chế, hiện nay công nghệ này đang được tiến hành với nguồn đầu tư khủng ở Mỹ. Ngoài việc nâng cao giá trị nhiệt của than thì một lượng lớn lên đến 70%, thủy ngân nguyên tố trong than được loại bỏ và do hiệu suất cao hơn, lượng phát thải clorua và nitơ oxit thấp hơn đạt được trên mỗi kilowatt giờ được tạo ra. Công nghệ nâng cấp than được hiểu đơn giản là một loại công nghệ được phát triển để loại bỏ độ ẩm và một số chất ô nhiễm khỏi các loại than cấp thấp đồng thời nâng cao giá trị nhiệt của chúng. Các công ty đặt tại Úc, Đức và Hoa Kỳ là động lực chính của việc nghiên cứu, phát triển và thương mại hóa các công nghệ này.
Như vậy có thể thấy, nói chung là vốn đầu tư vào than đá ở các nước trên thế giới kể cả châu Âu hay châu Á đều vẫn phát triển mạnh trong những năm tới, chỉ là chúng sẽ tồn tại ở những dạng khác nhau mà thôi. Than đá được dự báo trong tương lai vẫn sẽ là nguồn năng lượng chính không thể thay thế cho nhiều ngành công nghiệp trên thế giới. Hẳn là qua bài viết này bạn đã có thêm nhiều thông tin về vốn đầu tư vào than đá rồi phải không ?